Trung Quốc có khoảng 900 triệu người lao động với trình độ học vấn đang tăng lên. Nhiều cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ nhận thấy tài năng của họ đang bị lãng phí vì không thể tìm được công việc phù hợp với bằng cấp.
Trước thực trạng này, chính phủ Trung Quốc nói chung và các TP lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh nói riêng, đang nỗ lực tạo thêm việc làm lên hàng đầu trong các kế hoạch vào nửa cuối năm 2023.
Lưu Mạo Mạo, 25 tuổi, vừa tốt nghiệp thạc sĩ tại một trường ĐH ở Hà Nam, Trung Quốc. Giống nhiều cử nhân khác, cô cũng đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm.
"Tôi hy vọng tìm được công việc đòi hỏi nhiều năng lực để làm như bán hàng. Đây là công việc đòi hỏi nhiều tư duy và đổi mới hơn", cô nói.
Lưu Mạo Mạo cảm nhận rõ sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường việc làm. Có bằng thạc sĩ ngành Quản lý Du lịch, cô mong muốn làm việc trong doanh nghiệp nhà nước.
Trường hợp không tìm được việc trong nhà nước, cô muốn giảng dạy tại trường cao đẳng công lập. Tuy nhiên, Lưu Mạo Mạo chưa có bằng tiến sĩ có thể khiến cho việc làm tại đại học, cao đẳng công lập khó khăn hơn.
Cô cho biết, một số bạn bè vừa tìm được việc làm trước và ngay sau khi tốt nghiệp đều hài lòng. Họ chấp nhận làm việc, kể cả khi không sử dụng kiến thức và chuyên môn đã tích lũy trong quá trình học.
Do đó, nhiều thanh niên Trung Quốc chỉ quan tâm tìm được việc, dù là vị trí nào. Điều này không ngạc nhiên, khi tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên nước này trong độ tuổi 16-24 ở thành thị tiếp tục tăng lên 21,3% vào tháng 6. Con số này vượt quá trước đó, hồi tháng 5 vào khoảng 20,8%.
Làm thế nào để sử dụng nhân tài hiệu quả?
Trước thực trạng trên, một số chuyên gia cho rằng Trung Quốc vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, như chất lượng giáo dục ĐH, chuyên ngành của sinh viên và cơ hội việc làm không phù hợp. Điều này khiến lợi nhuận đầu tư giáo dục sụt giảm, theo SCMP.
Ông Châu Triều Huy - nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Khoa học Giáo dục Quốc gia Trung Quốc, cho biết không nhắc đến “lợi tức nhân tài vì nhiều người không tìm thấy đúng vị trí của họ trong công việc”.
Ông nói thêm, số lượng sinh viên tốt nghiệp ĐH đạt mức cao kỷ lục 11,58 triệu năm 2023, không có nghĩa là Trung Quốc đang đào tạo ra nguồn nhân lực doanh nghiệp muốn.
Một giáo sư Nhân khẩu học tại trường Kinh tế của ĐH Nankai cho biết Trung Quốc có đủ lực lượng lao động trình độ cao. Nhưng việc sử dụng hiệu quả nhân tài và bằng cấp lại là vấn đề quan trọng nước này phải chú ý.
“Chúng ta đang chứng kiến những người có bằng thạc sĩ và tiến sĩ đi giao đồ ăn để kiếm sống. Điều này cho thấy, tình trạng không phù hợp giữa đầu ra của hệ thống giáo dục và thứ thị trường cần”, ông nhấn mạnh.
Từ ngày bé, Trường đã mong muốn trở thành một kỹ sư công nghệ thông tin. Em cũng yêu thích môn Hóa học, vừa qua, Trường đã đạt giải Nhất bộ môn này tại kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 cấp thành phố.
Theo Trường, để học tốt các môn khoa học tự nhiên, bên cạnh chú tâm học hết kiến thức trong chương trình sách giáo khoa, em còn tìm tất cả các dạng đề sát với đề tham khảo của Bộ GD-ĐT tập giải và nâng cao kỹ năng làm bài. Bên cạnh đó, học ở lớp bài nào chưa hiểu, em tranh thủ giờ ra chơi hỏi thầy cô.
Với kết quả điểm này, Trường sẽ đăng ký học ngành Công nghệ thông tin của Trường Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng).
Chị Nguyễn Thị Bích Thu, mẹ Phan Văn Trường, chia sẻ: "Sau khi hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT, mọi người cũng chỉ nghĩ cháu đủ điểm đậu nguyện vọng 1, còn thủ khoa có điểm khối A cao nhất Đà Nẵng hay á khoa cả nước là điều cả gia đình chưa ai nghĩ tới".
“Trường là con trai duy nhất trong gia đình. Vợ chồng tôi quanh năm vất vả nên suốt 12 năm học phổ thông, con luôn tự giác và nỗ lực học tập. Kết quả hôm nay hoàn toàn xứng đáng cho những nỗ lực của con thời gian qua”, chị Thu vui mừng.
Thầy Nguyễn Đức Phước – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trãi (TP Đà Nẵng), cho biết Trường là học sinh rất ngoan, có năng lực. Trong 3 năm học THPT, em luôn thể hiện lực học chắc chắn với những thành tích ấn tượng.
Á khoa khối B toàn quốc: Em chưa từng nghĩ sẽ học ngành khác ngoài y khoa ![]() Tại Đà Nẵng, nam sinh Nguyễn Duy Hậu, lớp 12A1 Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn cũng là á khoa khối B toàn quốc với số điểm 29,75, cụ thể: Toán 10; Hóa học: 9,75 và Sinh học: 10. Duy Hậu rất bất ngờ khi trở thành á khoa khối B. Ngay khi biết điểm, Hậu gọi điện báo cho các thầy cô - như là món quà em muốn đền đáp những người đã hỗ trợ trong quá trình học. Trước kỳ thi, Hậu tập trung ôn tập để chuẩn bị vững kiến thức. Đến giai đoạn sát kỳ thi, em học ít hơn, chỉ ôn tập lại những gì mình học và làm những đề mới lạ để tạo tâm lý thoải mái. “Theo em, phải nắm chắc kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Sau đó, nếu cảm thấy thiếu kiến thức gì, em sẽ tìm thầy cô và các nguồn tài liệu trên mạng để bổ sung”, nam sinh cho biết. Hậu cho rằng đề thi từng năm Bộ GD-ĐT sẽ ra những câu có sự mới lạ, sáng tạo được phát triển từ sách giáo khoa vì thế cần ôn thêm các dạng đề mới. Nếu chỉ chăm chú vào việc luyện và ôn các dạng đề của những năm trước sẽ mang tính rập khuôn, rất dễ gây tác dụng ngược khi gặp dạng đề khác lạ. Thổ lộ về chặng đường sắp tới, Hậu chia sẻ: “Lâu nay, em không suy nghĩ bản thân sẽ học ngành nào khác ngoài ngành Y. Nguyện vọng 1 của em là học Trường Đại học Y dược TP.HCM, ngành Y đa khoa. Em mong sau này sẽ giúp đỡ được nhiều bệnh nhân”. Bà Phan Thị Bông, mẹ của Hậu, cho biết gia đình luôn ủng hộ mọi quyết định của con và quá trình học tập luôn tạo tâm lý cho con được thoải mái. Thầy Đặng Công Nghĩa – giáo viên chủ nhiệm cho biết, Hậu có tố chất, giỏi toàn diện tất cả các môn không riêng khối B. “Năm lớp 12 em còn đạt giải Nhất môn Toán cấp thành phố. Em ấy trầm tính, kỹ lưỡng và quyết đoán nên rất phù hợp khi theo đuổi ngành y”, thầy Nghĩa cho biết. |